Tin tức

Ba mẹ đã biết cách rơ lưỡi an toàn, khoa học và hiệu quả cho trẻ chưa?

Tại sao cần rơ lưỡi cho bé sơ sinh

Trước khi tìm hiểu về cách rơ lưỡi an toàn, khoa học và hiệu quả cho trẻ. Chúng ta cùng tìm hiểu xem vì sao việc rơ lưỡi lại đóng vai trò quan trọng. Có thể thấy, sau khi trẻ uống sữa, cặn sữa hay bám lại trên bề mặt lưỡi. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ cũng thường nôn trớ sữa hoặc có thể ra sữa vón cục. Điều này dẫn đến khoang miệng của trẻ sơ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật gây mùi hôi. Do đó, em bé cần được rơ miệng mỗi ngày, nếu không sẽ dễ bị nấm miệng, tưa lưỡi. Dẫn đến hậu quả: chán ăn, bỏ bú. Nếu nặng bé có thể bị tiêu chảy, ho, viêm phế quản phổi…

Các nghiên cứu cũng chỉ ra, khi trẻ chưa mọc răng và lên răng sữa. Nếu không được chăm sóc răng miệng sẽ dễ làm trẻ bị viêm lợi, ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn về sau. Ngoài ra, nếu miệng của trẻ không được làm sạch, trẻ sẽ bị tình trạng tưa lưỡi do nhiễm Candida. Candida albicans là một loại nấm men có trong khoang miệng của trẻ, khiến cho trẻ không cảm nhận được hương vị khi ăn và sinh ra chán ăn, nôn trớ, quấy khóc, bỏ bú.

ro-luoi

sau khi trẻ uống sữa, cặn sữa hay bám lại trên bề mặt, nếu không rơ lưỡi vệ sinh miệng sẽ khiến bé bị nấm miệng

Rơ lưỡi cho trẻ ngày mấy ngày?

Nhiều mẹ có con nhỏ thường hay thắc mắc: việc rơ lưỡi cho con nên thực hiện bao nhiêu lần trong ngày? Liệu rơ lưỡi nhiều lần có ảnh hưởng xấu đến răng miệng của bé hay không? Câu trả lời của Shop mẹ và bé tại Quảng Ngãi Mum Xì Tin là tùy thuộc vào mục đích rơ lưỡi cho trẻ mà xác định mỗi ngày nên rơ lưỡi bao nhiêu lần.

Mặc dù răng nướu của bé sơ sinh chỉ cần làm sạch với một ly nước uống. Nhưng tốt hơn hết, ba mẹ nên rơ lưỡi cho bé. Để loại bỏ cặn sữa do trẻ ngậm sữa khi ngủ hoặc trẻ uống sữa công thức. Số lần thực hiện rơ lưỡi vệ sinh miệng hàng ngày là 2 lần. Nên thực hiện vào buổi sáng bé mới ngủ dậy, tiến hành trước bữa ăn 30 phút, tránh để bé khó chịu, nôn ói. Không rơ lưỡi sau khi trẻ vừa ăn no.

Với những bé được bú mẹ hoàn toàn, bạn không cần rơ lưỡi hàng ngày. Vì khi bú, lưỡi của bé cọ sát vào núm ti mẹ nên rất ít khi bị đọng cặn sữa. Mẹ chỉ cần rơ lưỡi bé 2-3 ngày/lần. Ngược lại đối với trẻ bú sữa mẹ kết hợp bú ngoài hoặc bú sữa công thức hoàn toàn. Thì cần được rơ lưỡi nhiều hơn

ro-luoi

Mẹ nên rơ lưỡi cho bé trước bữa ăn 30 phút

Có nên dùng mật ong rơ lưỡi cho bé không?

Shop mẹ và bé tại Quảng Ngãi Mum Xì Tin nhận thấy, việc rơ lưỡi cho bé là một kỹ năng mà ba mẹ cần phải học để có thể thực hiện một cách an toàn, khoa học, hiệu quả. Do đó, ba mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Trước khi tiến hành, mẹ cần trò chuyện với con, vui đùa, giúp bé quên đi việc mẹ đang vệ sinh miệng. Tránh gây khó chịu, la khóc ở trẻ.
  • Khi rơ lưỡi, không đưa ngón tay vào sâu trong miệng trẻ vì có thể khiến trẻ bị nôn trớ.
  • Không nên cạy những chấm trắng trên lưỡi vì có thể sẽ gây chảy máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Có thể sử dụng nước ấm hoặc muối sinh lý để rơ lưỡi cho bé. Nhưng trước khi rơ lưỡi ba mẹ phải vệ sinh, sát khuẩn thật kỹ 2 bàn tay của mình.

Một trong những thắc mắc liên quan đến vấn đề rơ lưỡi cũng được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm đó là: có nên dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ không? Vì đây là cách làm truyền thống mà nhiều bà vẫn hay áp dụng khi con gái, con dâu sinh cháu. Câu trả lời đó là: Không nên dùng mật ong rơ lưỡi cho em bé sơ sinh đến 12 tháng tuổi. Mặc dù mật ong có tính năng sát trùng rất tốt, nhưng lại chứa nhiều độc tố botulinum, tác động lên dây thần kinh cơ, gây liệt, thậm chí tử vong.

Trẻ dưới 1 tuổi (đặc biệt dưới 6 tháng) có nguy cơ ngộ độc cao với độc tố này, do vậy không được cho bé dùng mật ong cũng như rơ lưỡi bằng mật ong. Với trẻ từ 1 tuổi trở lên, nếu dùng mật ong rơ lưỡi, khi làm xong phải cho trẻ uống nước lọc tráng miệng để khỏi lưu lại chất đường trong miệng

ro-luoi

 Không nên dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh – 12 tháng tuổi

Vui lòng liên hệ đến Hotline: 09783524990779497969 để được tư vấn chi tiết về sản phẩm. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!

XEM THÊM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *